• [email protected]
  • Số 2 Nguyễn Tất Thông, Phường Kinh Bắc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Yongxia
  • 847

Ngày 03 tháng 02 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016, có một số nội dung thay đổi quan trọng sau đây:

Thứ nhất:  Người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 8, Điều 172 Bộ luật lao động năm 2016 (vào Việt Nam dưới thời hạn 03 tháng để chào bán dịch vụ; hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, công nghệ mà các chuyên gia tại Việt Nam chưa giải quyết được, sinh viên du học tại Việt Nam) và những người lao động nước ngoài thuộc diện di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp.

Thứ hai:  Lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc với vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật làm việc với thời hạn dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày một năm thuộc diện không cấp giấy phép lao động (bỏ quy định người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày thuộc diện không cấp giấy phép lao động);

Thứ ba: Thời hạn xác nhận lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ theo thời hạn hợp đồng lao động và tối đa không quá 2 năm (Nghị định 102/2013/NĐ-CP không giới hạn thời hạn xác định không thuộc diện cấp giấy phép lao động);

Thứ tư:  Lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và giấy phép lao động đang còn trong thời hạn có hiệu lực nhưng thay đổi về vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động hoặc thay đổi người sử dụng lao động sẽ phải xin cấp giấy phép lao động mới theo trình tự đặc biệt (Nghị định 102/2013/NĐ-CP không quy định về vấn đề này);

Thứ năm:  Thời hạn cấp giấy phép lao động được rút ngắn từ 10 xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

* Chậm nhất 05 ngày trước khi Giấy phép lao động hết hiệu lực, Lao động nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại giấy phép lao động. Lao động nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sớm hơn nhưng không được nộp trước 45 ngày trước khi hết hạn giấy phép lao động.

* Trên đây là một số nội dung thay đổi quan trọng theo quy định tại Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Điều kiện và hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2023

Điều kiện và hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép lao động năm 2023

Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 152/2020/NĐ-CP và hướng dẫn thực hiện tại Quyết định 526/QĐ-LĐTBXH năm 2021, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động bao gồm Cục việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc, phân công nhiệm vụ thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định.
Xem thêm
Các trường hợp được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Các trường hợp được ủy quyền đăng ký doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Xem thêm
Một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Ngày 03 tháng 02 năm 2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thay thế Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2016, có một số nội dung thay đổi quan trọng sau đây:
Xem thêm
Thực trạng cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Thực trạng cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu vấn đề di cư quốc tế là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Thị trường lao động Việt Nam cũng trở lên linh hoạt và đa dạng hơn. Dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông hơn.
Xem thêm
Tìm hiểu về người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp

Tìm hiểu về người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp

Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng Yongxia tìm hiểu về người lao động nước ngoài di chuyển nội bộ trong doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
Xem thêm
Tìm hiểu thủ tục mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Tìm hiểu thủ tục mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trong tiến trình hội nhập quốc tế như hiện nay thì phần lớn các doanh nghiệp đều mong muốn được mở rộng thị trường kinh doanh, vươn tầm quốc tế thông qua hình thức là thành lập chi nhánh tại nước ngoài.
Xem thêm

Liên hệ tư vấn