Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu vấn đề di cư quốc tế là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Thị trường lao động Việt Nam cũng trở lên linh hoạt và đa dạng hơn. Dòng lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày càng đông hơn.
Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đã trở nên phổ biến nhờ sự tăng lên của dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp và nhờ sự ký kết các hợp ước quốc tế tự do thương mại như WTO, ASEAN…Bài viết sau đây nhằm đánh giá thực trạng lao động nước ngoài ở Việt Nam, tìm ra những vấn đề bức xúc trong quản lý lao động nước ngoài và đưa ra các hàm ý chính sách về quản lý lao động nước ngoài.
Thị trường lao động trong điều kiện nền kinh tế mở cửa đã tạo ra dòng di chuyển lao động quốc tế ngày càng sôi động hơn, lao động nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng. Theo báo cáo của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Lực lượng Lao động nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở một số thành phố lớn, TP. Hồ Chí Minh là nơi có số Lao động nước ngoài (Sau đây gọi tắt là LĐNN) đông nhất chiểm 23,43%, tiếp đó là Hà Nội có khoảng 12,73%.
Lao động nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh do nhiều nguyên nhân, nhưng có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng mạnh đến dòng di chuyển LĐNN vào Việt Nam:
- Thứ nhất, do đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh dẫn đến nhu cầu lao động người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tăng lên
- Thứ hai, Việt Nam có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mới đòi hỏi người lao động nước ngoài có kinh nghiệm và có chuyên môn mới đảm đương được công việc mà nhân lực trong nước chưa thể đáp ứng được.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, có một số vướng mắc trong vấn đề cấp giấy phép lao động đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp và LĐNN:
Đối với cơ quan cấp giấy phép lao động (Sở LĐ-TBXH, Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất) chỉ thực hiện cấp phép cho LĐNN khi doanh nghiệp/LĐNN cung cấp đầy đủ hồ sơ, thủ tục. Tuy nhiên, việc quản lý LĐNN sau khi cấp giấy phép lao động còn khá nhiều vướng mắc. Ví dụ sau khi cấp giấy phép, LĐNN có thực sự làm việc tại doanh nghiệp đăng ký hay không? Có làm đúng nội dung công việc trong giấy phép lao động hay không? Thời gian làm việc tại doanh nghiệp có đúng theo thời hạn giấy phép lao động không?… Để quản lý được những nội dung trên, cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan có liên quan như: Lao động-TBXH, công an, xuất nhập cảnh …
Các vi phạm trong thực tế liên quan đến giấy phép lao động gồm:
- LĐNN thực tế không làm việc tại doanh nghiệp/địa phương đăng ký.
- Thời hạn cấp giấy phép lao động dài hơn so với thời gian làm việc thực tế
- LĐNN làm công việc không đúng giấy phép lao động…
Vậy nên, Bất cứ khi nào quý khách có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc và tư vấn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tận tâm và dày dặn kinh nghiệm làm việc cùng các đối tác nước ngoài, DN FDI,… Yongxia rất sẵn lòng cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp về Đầu tư trong nước và nước ngoài, Lao động - Doanh nghiệp - Kinh doanh -Thương mại, Đất đai, Giấy phép lao động.
Các vấn đề đặt ra trong quản lý LĐNN:
Bức tranh thực trạng trên cho chúng ta thấy bên cạnh những hiệu quả do họ mang lại còn có những hệ lụy đối với đời sống kinh tế xã hội như:
- Không tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về visa, cấp phép, gia hạn cấp phép gây ra nhiều bất cập trong quản lý.
- Tạo ra sức ép về việc làm, thu nhập cho lao động địa phương do dòng lao động phổ thông lách luật tràn vào.
- Làm tăng gánh nặng lên cân đối ngân sách bởi họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn đóng góp thuế.
- Xung đột về văn hóa: Những khác biệt về văn hóa tới mức dẫn đến va chạm đã, đang và sẽ còn tạo ra sức ép chính trị tới việc quyết định và thực thi chính sách quản lý lao động nước ngoài. Những xung đột về văn hóa sẽ kéo theo nhiều bất ổn về chính trị và xã hội.
- Tạo nguồn nhân lực thay thế LĐNN.